Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Chào mừng bạn đến với Forum Sinh viên Trường lái Quảng Bình!
Nếu đã là Thành viên xin mời bạn đăng nhập
Nếu chưa phải là Thành viên, xin mời nhấn đăng ký!
Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Chào mừng bạn đến với Forum Sinh viên Trường lái Quảng Bình!
Nếu đã là Thành viên xin mời bạn đăng nhập
Nếu chưa phải là Thành viên, xin mời nhấn đăng ký!
Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình

Diễn đàn sinh viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Nghe nhạc online (Updated)

Gửi bài nhiều nhất
Admin (429)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
†Vạn†Kiếp†Sầu† (357)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
natasada (119)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
kjvjppro (96)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
Dungkaka (94)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
maxco01 (54)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
novocosoma (20)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
teendown (16)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
sevenloveboy (14)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
thaotrang (13)
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_lcapBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Voting_barBảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Vote_rcap 
Nhượng quyền quản trị forum
Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Icon_minitimeSun Jun 02, 2013 11:50 am by Admin
Dạo này admin bận nên ko thể quản lí cũng như phát triển forum đc, vậy nên các thành viên (ưu tiên HSSV-GV trường CNN) ai có điều kiện và muốn sỡ hữu forum …

[ Full reading ]
Comments: 0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Mu Non Reset 2015 - [06-06-2015] Chơi sẽ thích, thích sẽ chơi
by neversmile Sat Jun 13, 2015 10:33 am

» Mu THIÊN TỬ. NET,MU MỚI RA NGÀY 3/4 4/4,MU OPEN NGÀY 3/4 4/4, MU MỚI RA OPEN NGÀY 3/4 4/4, MU MỚI AL
by vailon Sat Apr 04, 2015 12:17 am

» THIÊN LONG CHUYỂN SINH.COM test game 8h00 tối thứ 6 ngày 19/9/14-Chuyển sinh - ổn định, hỗ trợ tố
by natasada Wed Sep 17, 2014 2:38 pm

» KIẾM THẾ LONG THẦN open hồi 10h00 Sáng thứ 7 ngày20/9/2014 – game được tài trợ
by natasada Tue Sep 16, 2014 12:45 pm

» (THIÊN LONG)LONG THIÊN : OPEN 7h30 tối thứ 3 ngày 9/9/2014 – Game cầy cuốc tự săn đồ
by natasada Mon Sep 08, 2014 1:17 pm

» CỬU LONG HOÀNG GIA open game hồi 10 giờ sang chủ nhật ngày 7/9/2014
by natasada Sat Sep 06, 2014 10:07 am

» ▃▅★ KIẾM THẾ VNG KHAI MỞ Sever Thủy Kiếm: Open: 14h00 ngày 12/9/14 test game:10/9/14 ★▆▄
by natasada Thu Sep 04, 2014 6:22 pm

» (THIÊN LONG) LONG THIÊN test game: 10h sáng thứ 7- 6/9/14 – Game cầy cuốc tự săn đồ - Server 3.5 P
by natasada Thu Sep 04, 2014 1:17 pm

» CỬU LONG HOÀNG GIA test game bản new 9d hồi 2 giờ chiều thứ tư -3/9/2014
by natasada Sun Aug 31, 2014 2:07 pm

» KIẾM THẾ BÁ ĐẠO open hồi 10h00 sáng chủ nhật ngày 31/8/2014 – game miễn phí
by natasada Thu Aug 28, 2014 10:56 am

» THIÊN LONG HÀ NỘI. NET reset data cụm máy chủ 1-open lại hồi 10h sáng thứ 7 ngày 30/8- bản 3 lỗ -New
by natasada Tue Aug 26, 2014 1:27 pm

» HIỆP KHÁCH HOÀNG GIA Open game 2 giờ chiều thứ 7 ngày 23/8/2014 – Miễn phí 100%
by natasada Fri Aug 22, 2014 10:34 am

» KIẾM THẾ ĐỘC TÔN - OPEN 10h sáng thứ 7, ngày 23/08/2014 - Trải nghiệm mới
by natasada Wed Aug 20, 2014 6:03 pm

» THIÊN ĐỘC TÔN (GAME CẦY CUỐC) OPEN hồi 7h30 tối thứ 3 ngày 19/8 - Thời trang mới –thú mới - Miễn p
by natasada Tue Aug 19, 2014 10:24 am

» KIẾM THẾ THẦN TÀI - OPEN 10h sáng chủ nhật, ngày 17/08/2014 – miễn phí 100%
by natasada Fri Aug 15, 2014 7:40 am

» HIỆP KHÁCH HOÀNG GIA - test game 10h sáng chủ nhật ngày 17/8/2014 – Miễn phí 100%
by natasada Thu Aug 14, 2014 3:33 pm

» THIÊN ĐỘC TÔN (GAME CẦY CUỐC) test game hồi 10 giờ sáng thứ bẩy, 16/8 - Thời trang mới –thú mới - M
by natasada Wed Aug 13, 2014 5:12 pm

» CỬU LONG 9d open cụm máy chủ số 3 – hồi 10h thứ 7 ngày 16/8/2014
by natasada Mon Aug 11, 2014 2:56 pm

» THIÊN LONG -ĐẠI VIÊT.NET – Open cụm máy chủ số 2 hồi 7h00 tối thứ ba -12/8/14 bản 3.0 – Đua top thư
by natasada Mon Aug 11, 2014 10:48 am

» THIÊN LONG -ĐẠI VIÊT.NET – Test game SERVER 2: 7h00 tối thứ bẩy -9/8/14 bản 3 – Đua top thưởng tiền
by natasada Fri Aug 08, 2014 3:30 pm

Most active topics
Thơ Tình Yêu ( Sưu Tầm )
Top 100 Game Offline được yêu thích nhất qua mọi thời đại
Ảnh lớp Tin K11
Những Câu Đố Hay
Nghe Admin hát nè
Lớp Tin lầy K11 vào điểm danh nào
Xe khủng trong Gta vice city
Tit bài viết(Góp ý)
Tổng Hợp Những Software Tiếng Việt Quý I - 2011
Câu Đố Vui
Most Viewed Topics
Tổng Hợp Những Software Tiếng Việt Quý I - 2011
Nhượng quyền quản trị forum
Xe khủng trong Gta vice city
Top 100 Game Offline được yêu thích nhất qua mọi thời đại
Game đánh bài tiến lên miền nam offline cực nhẹ nè
Thơ Tình Yêu ( Sưu Tầm )
Avatar cực độc cho bạn
Phim: Robot (Ấn độ)
Khả năng chiến tranh Việt - Trung thời gian tới là rất lớn!?
Ảnh lớp Tin K11
Similar topics
  • » Hacker đột nhập nhiều trang web Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông
  • » "Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc"
  • Đang online
    Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 31 người, vào ngày Thu Dec 08, 2022 11:54 pm
    LƯỢT TRUY CẬP

    Share | 
     

     Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
    Tác giảThông điệp
    Admin
    Người điều hành
    Người điều hành
    Admin

    Giới tính : Nam

    Lớp : Sơ cấp Tin học

    Tổng số bài gửi : 429
    Điểm : 895 Được cảm ơn : 14
    Sinh nhật : 20/07/1987
    Ngày tham gia : 05/05/2011
    Tuổi đời : 36
    Đến từ : Quảng Bình Province
    Công việc-Nghề nghiệp : Lau đá lạnh
    Sở thích : Ngắm mặt trời

    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Empty
    Bài gửiTiêu đề: Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam   Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Icon_minitimeSat Jun 04, 2011 1:25 am

    Gồm 7 bài. Bài 1. Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông. Trước
    những diễn biến phức tạp mới đây tại Biển Đông, như vụ tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm và phá hoại tàu Việt Nam, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.


    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Willard1
    Đô đốc Robert F. Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ. Ảnh: dawn


    Bloomberg dẫn lời Đô đốc Robert Willard cho hay ông lo ngại trước những căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mới đây nhất là sự kiện hôm 26/5, khi các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình
    Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).


    “Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã lo ngại trước những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra tại Biển Đông”, ông Willard hôm nay nói trong một cuộc họp báo tại Kuala Lumpur, Malaysia. “Tất nhiên, tôi cũng luôn lo ngại bởi có thể thấy căng thẳng đang gia tăng, với những va chạm xảy ra tại khu vực có ý nghĩa rất quan trọng và chiến lược đối với tất cả chúng ta”, đô đốc Mỹ nói thêm.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang liên tục ra yêu sách vô lý về “đường lưỡi bò” đòi chủ quyền tới 80% Biển Đông, đồng thời chối bỏ chủ quyền hợp pháp của các nước trong đó có Việt Nam tại khu vực này. Trong khi đó, một số công ty như Exxon Mobil, Talisman Energy hay Forum Energy đang lên kế hoạch cho các hoạt động khai thác tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên
    bố chủ quyền.


    “Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp”, ông Willard cho hay, “Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không”.

    Tranh chấp trên biển sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao thường niên về an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La, diễn ra tại Singapore từ ngày 3/6. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ có một bài phát biểu tại hội nghị này. Trong hội nghị năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố nước này phản đối những đe dọa hoạt động của các công ty trên biển.

    Đại diện phái đoàn Mỹ dự Đối thoại Shangri-La 2011 vẫn là ông Robert Gates với sự tháp tùng của đô đốc Robert Willard. Đây sẽ là lần cuối ông Gates xuất hiện tại diễn đàn quốc tế trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, trước khi cơ quan này có ông chủ mới. Ông Gates và tướng Lương được dự đoán sẽ có thảo luận song phương bên lề hội nghị, nhằm cải thiện hợp
    tác và đối thoại giữa hai quân đội.
    Phan Lê

    Bài 2. Tư lệnh Mỹ lo ngại căng thẳng ở Biển Đông. Đô
    đốc Robert F. Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, ông quan ngại về những căng thẳng gần đây liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông.


    Bình luận của ông Willard diễn ra sau những vụ việc các tàu Trung Quốc chạm trán với các tàu thăm dò dầu khí đang hoạt động của Việt Nam và Philippines. Tuần trước, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí của tàu Bình Minh O2 thuộc Petro Việt Nam.

    “Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã trở nên quan ngại về khả năng các vụ đụng độ ở Biển Đông”, đô đốc Willard nói với báo chí ở Kuala Lumpur, Malaysia. “Vâng, tôi thấy lo lắng bất cứ khi nào chứng kiến căng thẳng gia tăng và va chạm diễn ra ở khu vực rất chiến lược và rất quan trọng với tất cả chúng ta”.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bác bỏ các bên tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia. Exxon Mobil Corp. (XOM), Talisman Energy Inc. và Forum Energy Plc đều có kế hoạch tiến hành các hoạt động thăm dò ở các lô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

    Cam kết mạnh mẽ. Trong cuộc tiếp xúc với báo chí tại Malaysia, Tư lệnh Mỹ tuyên bố: “Mỹ không đứng về phía nào trong một cuộc tranh chấp. Đó là cam kết mạnh mẽ để thấy rằng các bên tranh chấp giải quyết vấn đề hòa bình và thông qua hội đàm, không đối đầu trên biển hay trên không”.

    Tranh chấp hàng hải có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á hàng năm mang tên Đối thoại Shangri-La tại Singapore, bắt đầu từ 3/6. Dự kiến sẽ có bài phát biểu từ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Tại sự kiện này năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định, Mỹ phản đối các nỗ lực “đe dọa” những công ty hoạt động trên biển.

    Hải quân Mỹ đã tuần tra vùng biển châu Á – Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã không ngừng củng cố lực lượng của họ trong thập niên qua, mua sắm các tàu ngầm hạt
    nhân và phát triển một tàu sân bay.

    Về hai vụ việc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông:-
    Đầu tháng 3, Philippines triển khai hai máy bay chiến đấu (trong đó có một máy bay ném bom) để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy
    nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.
    -
    Sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
    Vị
    trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và
    quyền tài phán của Việt Nam.
    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”. Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: ”Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp”.
    Thái An (Theo bloomberg)

    Bài 3. ASEAN nóng vì Biển Đông. Kể từ sau khi Hà Nội bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh trong vụ tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, báo chí các nước trong khu
    vực nóng lên từng ngày với các bài đưa tin và bình luận.


    Sau 15 năm ngoại giao lặng lẽ và kiên nhẫn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, các nước Asean và Trung Quốc dường như đã mệt mỏi bởi không đạt tiến triển cũng như một cơ chế phát triển chung.

    Số lượng các vụ va chạm hoặc xâm nhập tăng lên trong hai năm gần đây. Philippines và Trung Quốc vừa có một tranh cãi ngoại giao lớn hồi tháng ba khi tàu Trung Quốc đụng độ tàu Philippines.

    Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông ký giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 đã có đóng góp phần nào duy trì ổn định trên Biển Đông trong những năm qua, nhưng việc thiếu một cơ chế ràng buộc khiến cho tình hình trong tương lai trở nên khó đoán. Các nước trong Asean đang mong muốn sớm có bộ quy tắc ứng xử làm cơ sở cho việc giải quyết trong hòa bình.

    Cuộc tranh chấp mang tính khu vực suốt 15 năm qua đã có bước chuyển quan trọng vào tháng 7 năm ngoái khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra vấn đề an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông, tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với quan điểm của Asean. Đi xa hơn, Mỹ còn đề nghị trợ giúp các bên tìm giải pháp ngoại giao.

    Điều này chắc chắn đã khiến Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc không bằng lòng. Trong những năm gần đây Bắc Kinh dường như có xu hướng muốn giải quyết tay đôi với từng bên trong tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Asean nghiêng về một tiếng nói chung.

    Daily Inquirer, Philippines. Nhật báo hàng đầu của quốc đảo này cho biết các quan chức quốc phòng và giới quân sự cấp cao đang họp bàn cách tăng cường lực lượng quân sự trước những hành động mới đây của Trung Quốc trên biển Đông.

    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói, ông muốn Asean có sự tham gia nhiều hơn nữa trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. “Chúng tôi muốn nói chung một tiếng nói của Asean”.

    Gazmin cũng khẳng định Philippines lựa chọn các giải pháp ngoại giao chứ không đối đầu quân sự.

    Manila Standard, Philippines. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến thăm gần đây của ông này tới
    Manila rằng, bất cứ hành động khiêu khích nào trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông có thể kích động cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.


    Ông Aquino hy vọng sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp gỡ với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tuần này. “Chúng ta có rắc rối chung đó là vấn đề Biển Đông”, Aquino nói.

    “Chúng ta cần có một sự thống nhất trong nội bộ ASEAN. Đó sẽ là cách thức chúng ta giải quyết vấn đề ở Biển Đông”.

    The Edge, Malaysia. Báo này hôm 31/5 dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho hay, Mỹ muốn làm rõ với các nước Đông Nam Á rằng sự hiện diện của Mỹ chỉ nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực giàu tài nguyên này.

    “Họ muốn đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên cần được chia sẻ và sử dụng cho sự phát triển của các nước liên quan”, ông nói sau khi tiếp Tư lệnh hạm đội Thái Bình dương của Mỹ, Đô đốc Robert Williard.

    Ahmad Zahid bình luận rằng việc đối thoại giữa các bên liên quan là nhằm ngăn chặn xung đột có thể xảy ra giữa các nước đang cùng tuyên bố chủ quyền các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

    Bangkok Post, Thái Lan. Bài bình luận của báo này có tiêu đề “Vấn đề cũ, mối đe dọa mới”, cho rằng Biển Đông là một trong những khu vực biển nguy hiểm nhất thế giới, bởi
    ngoài thiên tai còn tồn tại tranh chấp quốc tế.


    Sau một thời gian yên tĩnh, những cơn gió mới lại đang quét qua chính trị Biển Đông. Cần có sự hợp tác xuyên biên giới, và cả may mắn nữa, để tránh xảy ra xung đột.

    Japan Times, Nhật Bản. Báo tiếng Anh hàng đầu của Nhật đăng bài bình luận của Michael Richardson, nghiên cứu viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á với tựa đề “Trung Quốc tăng cường khai thác và hăm dọa”.

    Richardson viết: “Trung Quốc vừa khánh thành một giàn khoan dầu khí khổng lồ nhằm củng cố cho những tuyên bố về cái gọi là chủ quyền của họ đối với các đảo, vùng nước, đáy biển ở chính vùng biển là trái tim của Đông Nam Á.

    Trung Quốc đòi kiểm soát tới 80% biển Đông, xa về phía nam đến tận ngoài khơi các đảo Natuna của Indonesia và bang Sarawak của Malaysia. Nhưng cho đến nay các hoạt động khai thác dầu khí của Trung Quốc chủ yếu ở phía bắc của Biển Đông. Nay, với sức mạnh quân sự tăng lên cũng như cơn khát nhiên liệu cho nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, họ ngày càng ngang nhiên trong việc khẳng định và thực thi các tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông để tìm cách khai thác tài ngyên.

    Giàn khoan dầu khí khổng lồ nói trên ra mắt cuối tháng 5 với sự phô trương thanh thế trên báo chí Trung Quốc. Giàn cho phép Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc khoan khai thác ở độ sâu tới 3.000 mét, gấp 6 lần độ sâu của các giàn khoan của các nước láng giêng. Đây là chiếc đầu tiên trong một loạt giàn khoan lớn mà Trung Quốc có kế hoạch xây dựng.

    Với độ cao ngang một tòa nhà 45 tầng, giàn khoan khổng lồ này nếu vừa khoan vừa chế biến xăng dầu, nó có thể gây thảm họa môi trường. Người có nguy cơ gánh chịu thảm họa ấy là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhau và với Trung Quốc, ở phía nam Biển Đông. Bản thân Trung Quốc sẽ không sao, bởi nó ở quá xa so với vị trí của giàn khoan nên nếu
    có tràn thì dầu cũng không tới bờ Trung Quốc. Thanh Mai


    Bài 4. Tàu Việt Nam liên tục bị quấy rối ở Biển Đông. Tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu
    quấy rối tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam – thông tin do báo Tuổi Trẻ đăng tải hôm nay (1/6).


    Thông tin này đã được ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), xác nhận với Tuổi Trẻ chiều qua.

    Khoảng 7h15 – 8h30 hôm qua, tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn ở tọa độ 8024’8” N – 108052’5” E thì xuất hiện hai tàu quấy rối. Mặc dù tàu Viking 2 đã gọi hỏi (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng hai tàu nàykhông trả lời.


    Tàu thứ nhất cách tàu Viking 2 gần 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 13 hải lý/giờ và có xu hướng chạy cắt qua phao đuôi tàu Viking 2. Tàu bảo vệ Vạn Hoa 731 đã áp sát, ngăn cản và chụp được tên tàu này là FEI SHENG No. 16.Tàu thứ hai cũng cách tàu Viking 2 hơn 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, cùng hướng với tàu thứ nhất nhưng đi phía sau. Ngay lúc này,tàu bảo vệ Vạn Hoa 740 đã áp sát, ngăn cản. Qua quan sát không thấy tên tàu thứ hai, chỉ thấy số hiệu BI 2549.
    Trước đó, khoảng 21h – 23h ngày 29/5, một tàu khác đã cố tình quấy rối, chạy vào khu vực tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn. Tàu này đã chạy vào phao đuôi của Viking 2 khi tàu đang thực hiện thu nổ khảo sát địa chấn. Khi sự việc xảy ra, tàu Viking 2 đã điều tàu bảo vệ áp sát tàu quấy rối và yêu cầu chuyển hướng (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng họ không trả lời.
    Do đó, tàu Viking 2 tiếp tục điều thêm một tàu bảo vệ khác tới để ép không cho tàu này vào khu vực đang khảo sát. Lúc này, tàu quấy rối tăng tốc dần dần từ 7 hải lý đến 11 hải lý lên phía trước tàu Viking 2, buộc hai tàu bảo vệ và tàu Viking 2 phải bắn pháo hiệu cảnh báo. Khi tàu Viking 2 đã thu nổ xong và quay đầu thì tàu quấy rối cũng quay đầu rời đi.
    Đến khoảng 23h cùng ngày, tàu này chạy ra khỏi khu vực khảo sát và neo lại cách tàu Viking 2 khoảng 6 hải lý về hướng đông nam. Vì tàu quấy rối bật đèn quá sáng nên tàu bảo vệ không thể nhìn được tên, số hiệu tàu.Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tàu Viking 2 (treo cờ Na Uy) là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được PTSC thuê. Trước đó, ngày 19/4, PTSC và CGG Veritas đã ký hợp đồng thành lập liên doanh khai thác tàu khảo sát địa chấn 2D& 3D để cùng tìm kiếm, thăm dò dầu khí
    trên thềm lục địa Việt Nam.Tàu Viking 2 đang thực hiện thu nổ, khảo sát địa chấn cho IDEMITSU (Nhật), hãng có ký hợp đồng khai thác dầu khí với PVN tại lô 05-1D. Vùng biển tàu Viking 2 đang khảo sát nằm gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu
    khoảng 270km.
    Sự việc trên đã được PTSC báo cáo PVN. Hiện tàu Viking 2 đang làm việc bình thường.
    Theo Tuổi Trẻ

    TOÀN CẢNH BIỂN ĐÔNG:“Vụ tàu Bình Minh 02, đủ chứng lý để kiện Trung Quốc!
    Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông?
    Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông
    Clip: Tàu Trung Quốc cắt cáp dầu khí Việt Nam
    Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?
    “Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm”
    Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!
    Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông
    Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam
    Trung Quốc định đưa giàn khoan ‘khủng’ ra Biển Đông
    Indonesia, Trung Quốc dự kiến cùng tuần tra Biển Đông
    Trung Quốc sẽ không sớm vượt qua Mỹ
    Xem Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự
    Máy bay Trung Quốc lại ‘quấy nhiễu’ máy bay Philippines
    Tướng Trung Quốc cảnh báo Mỹ phóng đại nguy cơ
    Trung Quốc lại làm phức tạp tình hình Biển Đông
    Khi ban nhạc quân đội Trung Quốc chơi trên đất Mỹ
    Mỹ dùng máy bay không người lái đối phó với Trung Quốc?
    Cận cảnh tàu TQ ngang nhiên cắt cáp địa chấn của VN
    Nghị sĩ Philippines: TQ chèn ép các nước Đông Nam Á
    Cắt cáp dầu khí, TQ vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển
    TQ chập chững tới cường quốc quân sự toàn cầu
    Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí
    Chiến lược an ninh mới của TQ: Quả quyết không đối đầu
    Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
    Vì sao TQ cho phép tàu sân bay Mỹ tới Hong Kong?

    Bài 5. Tàu Trung Quốc nổ súng đe dọa ngư dân ViệtNam. Chiều 31/5, 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Phú Yên đã bị 3 tàu hải quân Trung Quốc dùng súng đe dọa. Chiều1/6, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên đã có văn bản gửi Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, UBND tỉnh để hai cơ quan này báo cáo Bộ ngoại
    giao có biện pháp can thiệp vụ việc 4 tàu đánh cá của ngư dân bị tàu hảiquân Trung Quốc sử dụng vũ khí uy hiếp ngay trên lãnh hải Việt Nam.



    Theo đó, vào chiều 31/5, trong lúc 4 chiếc tàu đánh cá mang số hiệu PY-92305 Ts, PY-92105 Ts, PY-92017 Ts, PY-92223 Ts của 4 ngư dân Lê Văn Giúp, Lê Văn Khang, Nguyễn Văn Chiến và Lê Thái Bình, cùng trú ở phường 6, TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 15 hải lý về phía đông nam, thì 3 tàu hải quân Trung Quốc tiến đến ở khoảng cách 40m rồi dùng súng AK bắn 4 phát xuốngmặt nước, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.


    Suốt buổi chiều và đêm hôm đó, 3 chiếc tàu hải quân Trung Quốc bám sát 4 tàuđánh cá của ngư dân Phú Yên, có lúc họ còn hướng nóng súng về phía tàu PY-92305 và nói tiếng Hoa nên ngư dân không hiểu.

    Đến sáng 1/6, bốn chiếc tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên phải rời ngư trường nêu trên hướng mũi lái về phía đảo Đá Đông. Theo báo cáo của anh Lê Văn Giúp, thuyền trưởng tàu đánh cá PY-92305 qua điện đàm Incom, 3 chiếc tàu hải quân Trung Quốc mang số hiệu 27, 28 và 989. Trên tàu có trang bị vũ khí.
    Theo bee.net.vn

    Bài 6. Mỹ muốn làm rõ sự hiện diện ở Biển Đông. Hải quân Mỹ có kế hoạch tham gia vào một cuộc hội đàm không chính thức với các quốc gia đang tìm kiếm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để giải thích lý do đằng sau sự hiện diện của họ tại đây.

    Bảo vệ khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho hay, một sáng kiến như vậy là rất quan trọng khi người Mỹ muốn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của họ chỉ là để duy trì ổn định trong khu vực được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí.
    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam 20110601085516_1
    Chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS John C.Stennis – một trong 10 tàu sân bay lớn chạy bằng nguyên tử của hải quân Mỹ – lưu đậu tại hải phận quốc tế Biển Đông, cách phía nam Côn Đảo (Việt Nam) 250 hải lý, tháng 4/2009. Ảnh: Trần Duy
    Họ muốn đảm bảo rằng, các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể được chia sẻ và sử dụng để phát triển các nước liên quan”,
    ông Ahmad Zahid Hamidi nói với báo chí sau khi đón tiếp với Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Williard tại Bộ Quốc phòng Malaysia hôm qua (31/5).


    Ông Ahmad Zahid nhấn mạnh, cuộc đối thoại như vậy nhằm ngăn chặn bất kỳ xung đột nào giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn ở Biển Đông. Mỹ muốn giải thích rằng, sự hiện diện của họ là để bảo vệ khu vực mặc dù không có thỏa thuận quốc tế chính thức nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết.

    Trấn an đồng minh châu Á. Ở một tin tức khác, quan chức quân sự Mỹ cho hay, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ trấn an các đồng minh đang lo lắng ở châu Á rằng, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ
    trong khu vực bất chấp áp lực ngân sách trong nước.


    Ông Gates sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ởSingaporevào cuối tuần này. Khi Washington tìm cách giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần, những đồng minh châu Á của Mỹ đã lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp đúng vào lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.

    Một quan chức giấu tên của Mỹ nói: “Rõ ràng là khu vực có sự lo lắng ấy, và tôi nghĩ chúng tôi nhận biết điều đó, vì thế, đây là một vấn đề mà Bộ trưởng sẽ muốn đề cập”.

    Ông Gates, người đã rời Mỹ hôm qua để thực hiện chuyến công du toàn cầu, sẽ tìm kiếm việc “đảm bảo với khu vực rằng, chúng tôi vẫn duy trì các cam kết trong khu vực và chúng tôi có cả khả năng cũng như quyết tâm để làm điều đó”, vị quan chức giấu tên cho biết.

    Theo vị quan chức này, trong một bài phát biểu tại Singapore, ông Gates “sẽ nói chi tiết hơn về những gì chúng tôi đang làm để sự hiện diện của Mỹ trong khu vực xác thực hơn, cụ thể hơn”. Lãnh đạo Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh rằng, Mỹ “không bị phân tâm” khỏi các vấn đề quốc phòng ở châu Á bất chấp những cuộc khủng hoảng ở nơi nào đó trên thế giới.

    Vị quan chức Mỹ tiết lộ, trong chuyến công du quốc tế cuối cùng ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trước khi rời vị trí vào tháng 6, bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Singapore sẽ tạo ra một cơ hội để ông Gates thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á.

    Tại Singapore, ông Gate dự kiến sẽ gặp gỡ những người đồng cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và Singapore.

    Thái An (Theo bernama, asianage)

    TOÀN CẢNH BIỂN ĐÔNG:

    “Vụ tàu Bình Minh 02, đủ chứng lý để kiện Trung Quốc!
    Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông?
    Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông
    Clip: Tàu Trung Quốc cắt cáp dầu khí Việt Nam
    Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?
    “Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm”
    Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!
    Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông
    Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam
    Trung Quốc định đưa giàn khoan ‘khủng’ ra Biển Đông
    Indonesia, Trung Quốc dự kiến cùng tuần tra Biển Đông
    Trung Quốc sẽ không sớm vượt qua Mỹ
    Xem Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự
    Máy bay Trung Quốc lại ‘quấy nhiễu’ máy bay Philippines
    Tướng Trung Quốc cảnh báo Mỹ phóng đại nguy cơ
    Trung Quốc lại làm phức tạp tình hình Biển Đông
    Khi ban nhạc quân đội Trung Quốc chơi trên đất Mỹ
    Mỹ dùng máy bay không người lái đối phó với Trung Quốc?
    Cận cảnh tàu TQ ngang nhiên cắt cáp địa chấn của VN
    Nghị sĩ Philippines: TQ chèn ép các nước Đông Nam Á
    Cắt cáp dầu khí, TQ vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển
    TQ chập chững tới cường quốc quân sự toàn cầu
    Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí
    Chiến lược an ninh mới của TQ: Quả quyết không đối đầu
    Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
    Vì sao TQ cho phép tàu sân bay Mỹ tới Hong Kong?

    Bài 7. Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam. Việt
    Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.
    Quan hệ hợp tác Nga – Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.
    Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.Tên lửa Yakhont Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001,
    P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam 20110601143250_vu1
    Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.
    Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
    Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 – 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam 20110601143250_vu2
    SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.
    So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.
    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam 20110601143250_vu3
    Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30
    Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.
    Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 – 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động. Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng
    thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

    Trong phiên bản hợp tác sảnxuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.
    Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.
    Hệ thống Bastion-P Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây
    là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

    Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu
    đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam 20110601143419_vu4
    Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.
    Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển
    K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

    Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh. Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.Hệ thống này còn được trang
    bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

    Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.
    Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
    (Theo Đất Việt)


    Được sửa bởi Admin ngày Sat Jun 04, 2011 2:01 am; sửa lần 1.
    Về Đầu Trang Go down
    https://truonglai.forumvi.com
    Admin
    Người điều hành
    Người điều hành
    Admin

    Giới tính : Nam

    Lớp : Sơ cấp Tin học

    Tổng số bài gửi : 429
    Điểm : 895 Được cảm ơn : 14
    Sinh nhật : 20/07/1987
    Ngày tham gia : 05/05/2011
    Tuổi đời : 36
    Đến từ : Quảng Bình Province
    Công việc-Nghề nghiệp : Lau đá lạnh
    Sở thích : Ngắm mặt trời

    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam   Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Icon_minitimeSat Jun 04, 2011 1:30 am

    BÀI 8. “Mỹ không muốn bất ổn với bạn bè Đông Nam Á”. Chúng
    tôi muốn xua tan bất kỳ mối quan ngại nào ở Đông Nam Á rằng chúng tôi xem đây là nơi cạnh tranh lớn mà có thể gây bất ổn và không giúp ích gì cho các bạn bè Đông Nam Á – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói.


    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Kurt Campbell, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington D.C đã nhấn mạnh về việc Mỹ sẽ tìm cách làm việc với Trung Quốc ở Đông Nam Á.

    Ông khẳng định: “Chúng tôi muốn xua tan bất kỳ mối quan ngại nào ở Đông Nam Á rằng chúng tôi xem đây là nơi cạnh tranh lớn mà có thể gây bất ổn và không giúp ích gì cho các bạn bè Đông Nam Á. Rõ ràng là có mức độ cạnh tranh trong bất kỳ mối quan hệ nào, và ở đây là giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chúng tôi muốnchắc chắn rằng, chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau trong một cách thích hợp ở khu vực Đông Nam Á”.

    Việc Mỹ tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á là tâm điểm bài phát biểu của ông Campbell.

    Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ đẩy mạnh các cam kết của mình trong khu vực là nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế và chính trị đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh từng bất mãn khi Mỹ tuyên bố quan tâm tới việc thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.

    Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á (Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines) đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc luôn khẳng định có quyền kiểm soát hầu hết vùng biển này. Đây là khu vực được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí. Bắc Kinh yêu cầu giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng con đường song phương chứ không phải đa phương.

    Khi được hỏi về vụ việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, ông Campbell không đưa ra bình luận trực tiếp nào, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của hội đàm trong giải quyết các vấn đề như vậy. “Chính sách chung của chúng tôi vẫn như vậy, chúng tôi không khuyến khích sử dụng vũ lực hay đe dọa trong những trường hợp như thế. Chúng tôi muốn chứng kiến tiến trình đối thoại. Chúng tôi thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các nước có liên quan tới Biển Đông và chúng tôi muốn tiếp tục điều này”.

    Theo trợ lý ngoại trưởng Mỹ, kể từ khi bắt đầu nhậm chức hai năm trước đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Clinton đã nỗ lực làm việc để tăng cường sự tham gia của Mỹ ở Đông Nam Á. Trong năm 2009, ông Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên họp với toàn bộ 10 quốc gia thành viên ASEAN.

    Ông Campbell nói, Ngoại trưởng Clinton đã bảy lần tới châu Á, trong đó có nhiều chuyến đi tới Đông Nam Á. Bà Clinton hy vọng sẽ tới thăm tất cả các nước Đông Nam Á trong thời gian đương nhiệm.

    Một động thái quan trọng cho thấy nỗ lực này của Mỹ là lần đầu tiên Mỹ sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 này tại Bali, Indonesia. Ông Campbell cho biết, cả Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton đều cảm thấy việc tham gia lần này là rất quan trọng.

    Nhiều lần trong bài phát biểu, ông Campbell đã đề cao vai trò mà ASEAN đang nắm giữ và có thể nắm giữ trong khu vực. “Khối
    này đã trở thành một tổ chức quan trọng. Nó tham gia vào một số vấn đề khó khăn và thách thức nhất mà châu Á đối mặt trong nhiều năm qua, những vấn đề liên quan tới phương cách tốt nhất để thúc đẩy đối thoại trong các lĩnh vực, nhất là trong vấn đề an ninh hàng hải”,
    ông nói.


    Ông Campbell nói rằng, Mỹ muốn nâng tầm quan hệ song phương với Indonesia –là Chủ tịch hiện tại của ASEAN. Ông ủng hộ việc Jakarta nỗ lực thúc đẩy đối thoại ASEAN – Trung Quốc.

    Ông nhấn mạnh, Mỹ đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với chính phủ mới của Philippines và đã làm những gì mà ông gọi là “tiến bộ quan trọng” trong quan hệ chiến lược song phương với Việt Nam.

    Ông Campbell nhấn mạnh, mục tiêu chung của Mỹ trong khu vực là để đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ cam kết lâu dài với khu vực, không chỉ với Đông Bắc Á, mà còn ngày càng gia tăng với Đông Nam Á và các nước khác trong khu vực. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, một số chi tiết của cam kết này sẽ được phác thảo khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tham dự Hội nghị an ninh khu vực tại Singapore cuối tuần này. Thái An (Theo VOA, AP, Chosun)
    Về Đầu Trang Go down
    https://truonglai.forumvi.com
     

    Bảy bài về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

     Similar topics

    -
    » Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam
    » Trung Quốc đòi các nước ngừng thăm dò ở Trường Sa
    » Việt Nam đề nghị Trung Quốc không gây phức tạp thêm tình hình
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình :: ^+^ Tin tức ^+^ :: ^+^ Tin địa phương ^+^-