Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Chào mừng bạn đến với Forum Sinh viên Trường lái Quảng Bình!
Nếu đã là Thành viên xin mời bạn đăng nhập
Nếu chưa phải là Thành viên, xin mời nhấn đăng ký!
Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Chào mừng bạn đến với Forum Sinh viên Trường lái Quảng Bình!
Nếu đã là Thành viên xin mời bạn đăng nhập
Nếu chưa phải là Thành viên, xin mời nhấn đăng ký!
Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình

Diễn đàn sinh viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Nghe nhạc online (Updated)

Gửi bài nhiều nhất
Admin (429)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
†Vạn†Kiếp†Sầu† (357)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
natasada (119)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
kjvjppro (96)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
Dungkaka (94)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
maxco01 (54)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
novocosoma (20)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
teendown (16)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
sevenloveboy (14)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
thaotrang (13)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_lcapChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Voting_barChiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Vote_rcap 
Nhượng quyền quản trị forum
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Icon_minitimeSun Jun 02, 2013 11:50 am by Admin
Dạo này admin bận nên ko thể quản lí cũng như phát triển forum đc, vậy nên các thành viên (ưu tiên HSSV-GV trường CNN) ai có điều kiện và muốn sỡ hữu forum …

[ Full reading ]
Comments: 0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Mu Non Reset 2015 - [06-06-2015] Chơi sẽ thích, thích sẽ chơi
by neversmile Sat Jun 13, 2015 10:33 am

» Mu THIÊN TỬ. NET,MU MỚI RA NGÀY 3/4 4/4,MU OPEN NGÀY 3/4 4/4, MU MỚI RA OPEN NGÀY 3/4 4/4, MU MỚI AL
by vailon Sat Apr 04, 2015 12:17 am

» THIÊN LONG CHUYỂN SINH.COM test game 8h00 tối thứ 6 ngày 19/9/14-Chuyển sinh - ổn định, hỗ trợ tố
by natasada Wed Sep 17, 2014 2:38 pm

» KIẾM THẾ LONG THẦN open hồi 10h00 Sáng thứ 7 ngày20/9/2014 – game được tài trợ
by natasada Tue Sep 16, 2014 12:45 pm

» (THIÊN LONG)LONG THIÊN : OPEN 7h30 tối thứ 3 ngày 9/9/2014 – Game cầy cuốc tự săn đồ
by natasada Mon Sep 08, 2014 1:17 pm

» CỬU LONG HOÀNG GIA open game hồi 10 giờ sang chủ nhật ngày 7/9/2014
by natasada Sat Sep 06, 2014 10:07 am

» ▃▅★ KIẾM THẾ VNG KHAI MỞ Sever Thủy Kiếm: Open: 14h00 ngày 12/9/14 test game:10/9/14 ★▆▄
by natasada Thu Sep 04, 2014 6:22 pm

» (THIÊN LONG) LONG THIÊN test game: 10h sáng thứ 7- 6/9/14 – Game cầy cuốc tự săn đồ - Server 3.5 P
by natasada Thu Sep 04, 2014 1:17 pm

» CỬU LONG HOÀNG GIA test game bản new 9d hồi 2 giờ chiều thứ tư -3/9/2014
by natasada Sun Aug 31, 2014 2:07 pm

» KIẾM THẾ BÁ ĐẠO open hồi 10h00 sáng chủ nhật ngày 31/8/2014 – game miễn phí
by natasada Thu Aug 28, 2014 10:56 am

» THIÊN LONG HÀ NỘI. NET reset data cụm máy chủ 1-open lại hồi 10h sáng thứ 7 ngày 30/8- bản 3 lỗ -New
by natasada Tue Aug 26, 2014 1:27 pm

» HIỆP KHÁCH HOÀNG GIA Open game 2 giờ chiều thứ 7 ngày 23/8/2014 – Miễn phí 100%
by natasada Fri Aug 22, 2014 10:34 am

» KIẾM THẾ ĐỘC TÔN - OPEN 10h sáng thứ 7, ngày 23/08/2014 - Trải nghiệm mới
by natasada Wed Aug 20, 2014 6:03 pm

» THIÊN ĐỘC TÔN (GAME CẦY CUỐC) OPEN hồi 7h30 tối thứ 3 ngày 19/8 - Thời trang mới –thú mới - Miễn p
by natasada Tue Aug 19, 2014 10:24 am

» KIẾM THẾ THẦN TÀI - OPEN 10h sáng chủ nhật, ngày 17/08/2014 – miễn phí 100%
by natasada Fri Aug 15, 2014 7:40 am

» HIỆP KHÁCH HOÀNG GIA - test game 10h sáng chủ nhật ngày 17/8/2014 – Miễn phí 100%
by natasada Thu Aug 14, 2014 3:33 pm

» THIÊN ĐỘC TÔN (GAME CẦY CUỐC) test game hồi 10 giờ sáng thứ bẩy, 16/8 - Thời trang mới –thú mới - M
by natasada Wed Aug 13, 2014 5:12 pm

» CỬU LONG 9d open cụm máy chủ số 3 – hồi 10h thứ 7 ngày 16/8/2014
by natasada Mon Aug 11, 2014 2:56 pm

» THIÊN LONG -ĐẠI VIÊT.NET – Open cụm máy chủ số 2 hồi 7h00 tối thứ ba -12/8/14 bản 3.0 – Đua top thư
by natasada Mon Aug 11, 2014 10:48 am

» THIÊN LONG -ĐẠI VIÊT.NET – Test game SERVER 2: 7h00 tối thứ bẩy -9/8/14 bản 3 – Đua top thưởng tiền
by natasada Fri Aug 08, 2014 3:30 pm

Most active topics
Thơ Tình Yêu ( Sưu Tầm )
Top 100 Game Offline được yêu thích nhất qua mọi thời đại
Ảnh lớp Tin K11
Những Câu Đố Hay
Nghe Admin hát nè
Lớp Tin lầy K11 vào điểm danh nào
Xe khủng trong Gta vice city
Tit bài viết(Góp ý)
Tổng Hợp Những Software Tiếng Việt Quý I - 2011
Câu Đố Vui
Most Viewed Topics
Tổng Hợp Những Software Tiếng Việt Quý I - 2011
Nhượng quyền quản trị forum
Xe khủng trong Gta vice city
Top 100 Game Offline được yêu thích nhất qua mọi thời đại
Game đánh bài tiến lên miền nam offline cực nhẹ nè
Thơ Tình Yêu ( Sưu Tầm )
Avatar cực độc cho bạn
Phim: Robot (Ấn độ)
Khả năng chiến tranh Việt - Trung thời gian tới là rất lớn!?
Ảnh lớp Tin K11
Similar topics
  • » Mỹ đang bao vây Trung Quốc?
  • » Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ
  • Đang online
    Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 31 người, vào ngày Thu Dec 08, 2022 11:54 pm
    LƯỢT TRUY CẬP

    Share | 
     

     Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
    Tác giảThông điệp
    Admin
    Người điều hành
    Người điều hành
    Admin

    Giới tính : Nam

    Lớp : Sơ cấp Tin học

    Tổng số bài gửi : 429
    Điểm : 895 Được cảm ơn : 14
    Sinh nhật : 20/07/1987
    Ngày tham gia : 05/05/2011
    Tuổi đời : 36
    Đến từ : Quảng Bình Province
    Công việc-Nghề nghiệp : Lau đá lạnh
    Sở thích : Ngắm mặt trời

    Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Empty
    Bài gửiTiêu đề: Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc   Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc Icon_minitimeMon Jun 06, 2011 8:57 pm

    "Một mặt, Trung Quốc thể hiện ý định giải quyết thông qua đàm phán song phương, mặt khác nước này tiến hành các biện pháp "gây hấn" tại Biển Đông, ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định vai trò của mình", Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng phân tích.

    Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Khoa Pháp luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội, từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Luật Biển tại Bỉ. Tòa soạn trích đăng bài viết của ông gửi đến VnExpress nhân sự kiện tàu Bình Minh 02.

    Đánh giá mục đích chiến lược của Trung Quốc

    Về phương diện pháp lý quốc tế, Trung Quốc không thể biện minh cho hành vi vi phạm luật quốc tế của ba tàu hải giám Trung Quốc. Vậy mà Trung Quốc vẫn "ngang nhiên" cho rằng những tàu đó đang thực hiện "hoạt động chấp pháp bình thường" trên biển. Kết nối sự kiện tàu Bình Minh 02 với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua, có thể thấy rõ cách hành xử và ý định của Trung Quốc.

    Thử thái độ Việt Nam và các nước ASEAN: Với hành động trực tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã tiến thêm một bước mới trong "phép thử" Việt Nam và ASEAN để dần "hiện thực hóa" tham vọng tại Biển Đông, nhằm khẳng định cái mà Trung Quốc gọi là "chủ quyền" của họ. Mức độ phản ứng của Việt Nam và ASEAN trong trường hợp này sẽ là cơ sở để Trung Quốc xem xét các bước đi tiếp theo. Nếu Việt Nam phản ứng không dứt khoát, không kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình; nếu ASEAN giữ quan điểm "không can thiệp" và nếu các quốc gia Đông Nam Á chỉ đứng ngoài "quan sát", Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động tương tự trong thời gian tới. Với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN cần chứng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế khu vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia thành viên.

    Mục tiêu hiện thực hóa "đường lưỡi bò", tiến tới bá chủ trên Biển Đông: Trong thời gian qua, Trung Quốc thường thực hiện các hành vi "gây hấn" tại những vùng biển tranh chấp. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời "ngang nhiên" tuyên bố đó là "khu vực tranh chấp", "khu vực thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc. Hành động trên cho thấy Trung Quốc đang cố tình đánh lạc hướng dư luận, khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm Việt Nam và tình hình trên Biển Đông. Đây là bước leo thang mới của Trung Quốc, thể hiện rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ vùng biển này mà trước hết là mục tiêu của Trung Quốc trong việc: biến việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thành việc tàu thăm dò Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc; biến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, thiết lập phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982, thành "vùng biển thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc – một khái niệm chưa từng tồn tại và không được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982; biến khu vực không có tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thành khu vực tranh chấp. Trung Quốc đang cố gắng tạo ra tiền lệ về tranh chấp trên một khu vực vốn không hề có tranh chấp, tiến tới "tranh chấp hóa" toàn bộ Biển Đông. Đây là chiến lược củng cố và hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã chính thức tuyên bố năm 2009. Vì vậy, Việt Nam và các nước ASEAN cần có thái độ cương quyết trước "phép thử" của Trung Quốc.

    Chiến lược "đàm phán" và "đe dọa sử dụng vũ lực" của Trung Quốc: Hành động của Trung Quốc trong vụ Bình Minh 02 là tương đối nhất quán với cách ứng xử của quốc gia này trong thời gian gần đây. Một mặt, Trung Quốc thể hiện ý định giải quyết thông qua đàm phán song phương, không muốn mở rộng vấn đề theo cách mà Trung Quốc gọi là "gây không khí căng thẳng", mặt khác Trung Quốc tiến hành các biện pháp "gây hấn" trên thực địa, ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định vai trò của mình. Chiến lược này được Trung Quốc áp dụng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các quốc gia ASEAN khác. Vì vậy, nếu các nước ASEAN không thống nhất quan điểm, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế để thực hiện mục tiêu của mình, phân hóa các nước ASEAN, tiến tới giành quyền kiểm soát thật sự trên Biển Đông.

    Các giải pháp cho Việt Nam

    Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật quốc tế, kiên trì con đường hòa bình, giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với các tranh chấp trong Biển Đông, Việt Nam luôn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

    Tuy nhiên, tại các vùng biển không phải là khu vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, buộc các chủ thể vi phạm phải tuân thủ và tôn trọng. Điều 73 của Công ước quy định "Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền (…) của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước".

    Trước tham vọng kiểm soát Biển Đông, hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Việt Nam cần có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương, khu vực và toàn cầu. Một măt, chúng ta kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù hợp với quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, nhưng kiên quyết, không khoan nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Công ước thừa nhận.

    Mặt khác, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả cơ chế khu vực, thông qua vai trò của ASEAN để giải quyết vấn đề Biển Đông. Với tư cách là tổ chức quốc tế khu vực Đông Nam Á, ASEAN cần có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia thành viên ASEAN – Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc đã, đang và sẽ áp dụng chính sách vừa "xoa dịu", vừa "đe dọa" đối với từng quốc gia thành viên ASEAN để thực hiện tham vọng tại Biển Đông. Vì vậy, sự đồng thuận của 10 quốc gia ASEAN trong thời điểm này là hết sức cần thiết, và đó sẽ là một điểm tựa vững chắc để đối phó với chính sách ngày càng leo thang của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về tình hình Biển Đông, hiểu đúng chiến lược "tranh chấp hóa" Biển Đông của Trung Quốc, cũng như hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

    Dưới góc độ luật quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc có thể thỏa thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế. Trong trường hợp không có thỏa thuận của Trung Quốc, Việt Nam có quyền khởi kiện theo cơ chế của Công ước Luật biển năm 1982, buộc quốc gia này bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

    Trong vụ Bình Minh 02, tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi cắt cáp, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của tàu Bình Minh 02 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đối với Việt Nam, hành động của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với quy định tại các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước Luật biển năm 1982. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng "việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc". Hành động của phía Trung Quốc là "hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển" trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước về việc thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với hoạt động thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở đáy biển và lòng đất dưới đáy bên dưới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tranh chấp này không liên quan đến các tranh chấp được đề cập trong tuyên bố ngày 25/8/2006 của Trung Quốc, cụ thể (i) không liên quan đến vấn đề phân định biển; (ii) không liên quan đến hoạt động quân sự; (iii) không liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học biển; (iv) không liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản và (v) không thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an. Việt Nam và Trung Quốc đều không có tuyên bố lựa chọn các cơ quan tài phán nên sẽ được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước. Vì vậy, Việt Nam có thể chuẩn bị hồ sơ, khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài nói trên.

    Tóm lại, việc Trung Quốc cho tàu hải giám căt cáp thăm dò, cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển năm 1982. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là bước "khởi đầu" của chiến lược hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Trước nguy cơ này, Việt Nam cần thể hiện thái độ kiên quyết, giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng đấu tranh không khoan nhượng, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, mà cụ thể đã được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982.

    Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng

    Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc 1000516484_ban-do
    Về Đầu Trang Go down
    https://truonglai.forumvi.com
     

    Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

     Similar topics

    -
    » Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại
    » "Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc"
    » Vì sao Trung Quốc có thái độ nước đôi?
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Forum SV Trường TC KT C-NN Quảng Bình :: ^+^ Tin tức ^+^ :: ^+^ Tin địa phương ^+^-